Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, có rất sẵn trong thức ăn hàng ngày, nhưng không phải khi ăn là hấp thụ được hết canxi vào cơ thể và không phải ai cũng biết cách làm thế nào để canxi được hấp thụ một cách tốt nhất.
Nhu cầu canxi của cơ thể
Trong những năm gần
đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của
canxi, ở người trưởng thành mỗi ngày phải bổ sung lượng canxi cần thiết là
1.000mg. Nhưng trong thực tế, ở nhiều quốc gia vì thói quen ẩm thực, phong tục
tập quán mà không đảm bảo được tiêu chuẩn đó.
Ví dụ:
Người dân tại khu
vực châu Á chiều cao, sức khoẻ, thể lực, độ bền... đều có một khoảng cách rất lớn
so với các nước phát triển. Điều này ngoài nguyên nhân do di truyền thì một
nguyên nhân quan trọng nữa là lượng canxi bổ sung cho cơ thể bị thiếu.
Làm sao để hấp thụ tốt canxi?
Để canxi hấp thụ tốt
thì rất cần có thêm vitamin D. Vitamin D có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan...
Đối với những người bị bệnh loãng xương thì rất cần thiết bổ sung canxi và
vitamin D trong bữa ăn hoặc thường xuyên tắm nắng, tăng cường các hoạt động
ngoài trời. Tuy nhiên cũng nên lưu ý là các bữa ăn nhiều đạm có thể sẽ làm gia
tăng lượng bài tiết canxi.
Cứ đưa vào 1g
protein thì cần đến 10mg canxi. Nếu uống các loại đồ uống có chứa caffeine và
nicotin cũng là một tác nhân làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Trẻ
em dùng nhiều đồ uống đóng chai (lon) mà trong các loại đồ uống này thường có
hàm lượng phospho khá cao làm cản trở hấp thụ canxi. Môi trường ô nhiễm và con
người có tiền sử sử dụng chất kích thích hoăc thuốc men cũng làm cản trở hấp thụ
canxi.
Canxi trong thức
ăn không hoàn toàn được hấp thụ trong ruột, có khoảng 70 - 80% không được hấp
thụ mà lưu lại trong phân, đặc biệt khi ăn thức ăn chứa nhiều xenlulô; chủ yếu
là do ion canxi kết hợp với các ion dương trong thực phẩm như axit phytic, axit
oxalic và axit béo... tạo thành muối canxi không hòa tan.
Tiêu hóa chất béo
không thỏa đáng có thể làm giảm sự hấp thụ canxi, nguyên nhân là do canxi kết hợp
với axit béo không hấp thụ bị bài tiết ra ngoài theo phân. Không nên ăn quá nhiều
chất béo, chất đạm, ăn mặn (dưa, cà muối, mắm...). Tăng cường tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời để có đủ vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Ngoài ra, cần lưu
ý rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi như chế độ ăn; một số bệnh
lý ở đường tiêu hóa, bệnh thận, bệnh nội tiết. Chế độ ăn quá nhiều chất đạm,
nhiều natri làm tăng bài tiết canxi.
Những thực phẩm có
chứa nhiều axit fitic như các loại hạt ngũ cốc, axit oxalic có trong một số loại
rau như rau dền (lá to), đồ muối chua... ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến
canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thu vào máu. Canxi trong thực phẩm có
nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn canxi có nguồn gốc từ thực vật.
Những thực phẩm có nhiều canxi và dễ hấp
thu nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem,... Trong các
trường hợp không thể cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua thực phẩm, có thể
phải bổ sung bằng thuốc canxi uống theo chỉ dẫn của bác sĩ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét