●❈❈❈● THƯƠNG CHÚC ANH CHỊ CÙNG CÁC BẠN XA GẦN ĐÃ ĐẾN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN HỮU Ý CHO BLOG CỦA LÊ DIỄM ●❈❈❈●

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

BIỆN PHÁP CHỮA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH HIỆU QUẢ NHẤT.

Nôn thốc nôn tháo, chóng mặt đến lao đao, chệnh choạng, thậm chí phải nằm liệt, mọi vật như đảo lộn, quay cuồng... Đó là các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

- Rối loạn tiền đình

Là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo……gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.

- Rối loạn tiền đình ngoại biên

Thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.

Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng……

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu……

- Rối loạn tiền đình trung ương

Là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị chóang váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.

Khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Ăn gì để chữa bệnh rối loạn tiền đình

Ăn gì chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả? Chế độ ăn uống hợp lý là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình việc có một chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết. Những người bị rối loạn tiền đình nên:

- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao. Nên để cho cơ thể hấp thu lượng đường và muối tự nhiên từ các loại ngũ cốc hạt.

- Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình. 

- Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất.

- Nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như:

* Thuốc kháng axit vì có thể chứa chứa một lượng đáng kể natri

* Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs), như ibuprofen, có thể gây ứ nước hoặc mất cân bằng điện.

* Aspirin có thể làm tăng ù tai.

* Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, bởi vì nó làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu, nó cũng gây ra một sự gia tăng ngắn hạn huyết áp.

Các vitamin cần thiết khi bị rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình của bạn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hệ thống này tạo nên cấu trúc của tai trong, bao gồm các dây thần kinh ốc tai, dây thần kinh tiền đình và mê cung xương. Các cấu trúc này có sự liên kết với nhau tạo thành một hệ thống cân bằng. Có một số loại vitamin góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của bạn.

Vitamin B-6

Nghiên cứu cho thấy rằng vitamin B-6 có thể khắc phục chứng chóng mặt, một điều kiện cân bằng, ảnh hưởng đến hệ thống tiền đình. Vitamin này có thể được tìm thấy trong thịt gia cầm, nhiều loại hải sản, sữa, pho mát, đậu khô và rau bina.

Vitamin C

Nhận được nhiều vitamin C trong chế độ ăn uống của bạn có thể là chìa khóa để giảm bớt các triệu chứng đau đầu chóng mặt do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Nghiên cứu cho thấy nếu một người được bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày cùng với một số các hợp chất khác trong thời gian 8 tuần có thể kiểm soát hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình. Tăng tiêu thụ vitamin C bằng cách ăn trái cây họ cam quýt, ớt xanh và đu đủ.

Vitamin D

Một điều kiện được gọi là xơ cứng tai có thể gây ra tổn thất do tăng trưởng bất thường trong hệ thống tiền đình nghe. Vitamin D có thể giúp giảm bớt tình trạng này. Bạn có thể nhận được vitamin D trong cá và trứng.

Folate

Nghiên cứu cho thấy axit folic là một vitamin có thể giúp giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau lá để có được folate hơn trong các bữa ăn của bạn. Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh:

1. Não heo hấp với lá ngải cứu.

- Não heo hấp ngải cứu rất tốt cho người bị rối loạn tiền đình

- Não heo 1 bộ, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi.

- Rau ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) 1 nắm lớn rửa sạch thái đoạn dài 2cm

- Một ít rau diếp cá (rấp cá) rửa sạch bằng nước muối.

Xếp não heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy (nước hầm sôi chừng 40 phút) là được. Khi sắp bắc xuống rắc thêm rau diếp cá vào. Ăn nóng!. Mỗi ngày ăn 1 bộ não heo như vậy. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần.

2. Não heo trộn trứng gà tráng.

- Não heo trộn trứng gà trị rối loạn tiền đình 

- Não heo 1 bộ làm sạch, gỡ bỏ các mạch huyết.

- Trứng gà : 2 quả

- Lá húng lũi rửa sạch, thái nhỏ.

Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với não heo và rau húng rồi tráng (chiên, rán). Ăn ngày một bữa trong vòng 10 ngày.

Để có thể giúp điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa!

* Định huyễn thang (trích trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn). Tác dụng hóa đờm tức phong, kiện tỳ khử thấp, trị rối loạn tiền đình, gồm:

1/ Bạch tật lê 20g,

2/ Trạch tả 20g,

3/ Thiên ma 16g,

4/ Bán hạ 16g,

5/ Đạm trúc diệp 12g,

6/ Phục thần 12g,

7/ Cát nhân 12g,

8/ Long cốt 30g (sắc trước).

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 10 thang liền. Rất hiệu nghiệm.

* Chỉ huyễn trừ vựng thang (trong Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn).Tác dụng hóa đờm, lợi thấp, khử ứ, trị rối loạn tiền đình, gồm

1/ Bán hạ 12g,

2/ Ngưu tất 12g,

3/ Sinh khương 12g,

4/ Xa tiền tử 30g,

5/ Trạch lan 16g,

6/ Quế chi 16g,

7/ Bạch truật 20g,

8/ Bổ phách 6g,

9/ Đan sâm 24g,

10/ Phục linh 24g,

11/ Mẫu lệ 40g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 thang liền sẽ hiệu nghiệm.

Óc lợn chữa rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là rối loạn khả năng cảm nhận thăng bằng, biểu hiện thông thường là chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu. Rối loạn tiền đình có thể chữa trị có hiệu quả và an toàn bằng các món ăn từ óc lợn.

- Óc lợn

Óc lợn 1 bộ, dùng nước sôi để nguội rửa sạch huyết, đem hầm kỹ trong 30 phút rồi ăn trong ngày, một liệu trình kéo dài 7 ngày. Hoặc: Óc lợn 100g, hành 20g, gừng tươi 10g, rượu vang 10g, dầu vừng 10g, tỏi 20g, xì dầu vừa đủ. Óc lợn rửa sạch và loại bỏ gân máu. Đặt óc lợn lên một đĩa cùng gừng và hành, vẩy rượu vang lên trên rồi đem hấp cách thủy chừng 30 phút, sau đó chế thêm dầu vừng, tỏi, xì dầu, trộn đều ăn trong ngày.

- Óc lợn, trứng gà

Óc lợn 1 bộ, trứng gà 1 – 2 quả. Óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đánh đều với trứng gà rồi tráng chín ăn trong ngày. Hoặc: Óc lợn 1 bộ, nhục dung 12g, thỏ ty tử 12g, thục địa 12g, kỷ tử 15g. Các vị thuốc sắc kỹ, bỏ bã, lấy nước rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày.

- Óc lợn, thiên ma, kỷ tử

Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g (thái lát), kỷ tử 15g, óc lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hấp cách thủy cùng thiên ma và kỷ tử, chế thêm gia vị ăn trong ngày. Hoặc óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, gạo tẻ 250g, đem gạo và thiên ma nấu thành cháo rồi cho óc lợn vào đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

- Óc lợn, mộc nhĩ đen:

Óc lợn 1 bộ, mộc nhĩ đen 15g, não lợn rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu. Mộc nhĩ ngâm nước lạnh 15 phút rồi rửa sạch, cho vào chảo xào trong 30 phút với 1 thìa dầu thực vật. Cho thêm 1 thìa rượu vang, muối, gia vị vừa đủ và một chút nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào, chế thêm 1 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa trong 40 phút nữa. Khi ăn, có thể cho thêm hạt tiêu và các gia vị khác. 

- Óc lợn, đông trùng hạ thảo

Óc lợn 1 bộ, rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, đông trùng hạ thảo 10g rửa sạch, để ráo nước. Hai thứ đặt lên đĩa, cho thêm một thìa rượu vang, 2 thìa nước lạnh và một chút muối ăn rồi hấp cách thủy, ăn trong ngày.

Hoặc:

Óc lợn 1 bộ, tiểu mạch 30g, đại táo 1 quả. Cho tiểu mạch vào 2 bát nước to, sắc kỹ tiểu mạch bằng lửa nhỏ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước. Cho đại táo và óc lợn (đã ngâm kỹ bằng nước ấm) vào cùng với 2 thìa đường trắng, nửa thìa rượu vang, hầm kỹ trong 30 – 60 phút là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. 

- Óc lợn 1 bộ rửa sạch huyết, loại bỏ gân máu, hoài sơn 15, kỷ tử 15g. Tất cả đem hấp cách thủy rồi chế thêm gia vị ăn trong ngày.

Mộc Nhĩ giúp trị rối loạn tiền đình

Món canh mộc nhĩ tuy rất đơn giản, dễ làm nhưng theo đông y, nó lại có thể giúp trị rối loạn tiền đình rất tốt.

Mộc nhĩ theo đông y chữa rối loạn tiền đình rất tốt

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, đặc biệt là ở nữ giới, phải ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính dẫn đến vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên.

Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống…), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.

Sau khi ăn món này một thời gian, mình thấy có tác dụng rất rõ rệt. Những triệu chứng của rối loạn tiền đình giảm hẳn, khiến làn da sáng, hồng hào, cơ thể nhẹ nhõm và thư thái. Theo mình được biết, canh mộc nhĩ còn giúp tiêu mỡ máu, thông mạch. Vì thế, mình đã chia sẻ món này cho chị chồng và bố mẹ chồng, cuối cùng hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Món canh mộc nhĩ này ăn vào buổi sáng là tốt nhất. Mỗi ngày nên dùng 1 lần liên tục trong vòng 1 tháng và 1 lạng mộc nhĩ dùng cho 12 lần ăn nhé. Nguyên liệu đế nấu món này rất dễ kiếm, các mẹ hãy tham khảo và dùng thử xem sao.

Chỉ cần:

- 50 g thịt nạc thăn.

- 8,5 g mộc nhĩ.

- 5 quả táo tàu.

- 3 lát gừng mỏng.

Cách làm:

Bước 1: Ngâm mộc nhĩ cho nở ra sau đó rửa sạch rồi thái chỉ, thịt nạc thái mỏng.

Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 600ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ bếp để hầm đến khi còn lại khoảng 200ml là được. Hoặc dùng nồi áp suất thì cho lượng nước ít hơn vì đun nồi áp suất không bị cạn nước.

Chữa trị rối loạn tiền đình theo đông Y. Bài tập cải thiện chứng rối loạn tiền đình. Đối với những người bị hội chứng rối loạn tiền đình ốc tai lành tính hoặc bị nhạy cảm với các động tác xoay vòng (rối loạn tiền đình do tư thế), chúng ta cần thực hiện các bước tập luyện để tạo được sự thích nghi. Các bài tập để thích nghi được tập trung vào các mục đích:

- Duy trì thăng bằng khi đứng yên

- Duy trì thăng bằng khi lắc lư

- Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển

- Duy trì thăng bằng khi đi lại

Các bài tập được chia thành nhiều mức độ từ dễ đến khó. Theo một nguyên tắc là bắt đầu từ từ, động tác chậm đến nhanh dần, thời gian từ ngắn đến lâu hơn, tần suất lặp lại tăng dần.

Bài tập mức độ 1

1.1. Động tác Romberg (rom-bơr)

Bài tập này nên đứng vào gần vách tường, nhiều người có thể bị ngã. Đứng thẳng, hai chân chụm sát, hai tay buông thẳng sát vào người. Hai mắt nhắm. Đứng như vậy trong 30 giây. Sau đó lặp lại động tác. Động tác này có thể nâng lên sau đó, các bước như cũ, chỉ thay đổi là hai tay đưa thẳng về phía trước song song với thân người, song song với mặt đất.

1.2. Bài tập lắc lư ra trước, ra sau

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳngNhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau sao cho lực dồn xuống ngón chân và gót chân khi thực hiện. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Làm như vậy mỗi lần 20 nhịp. Động tác nâng dần lên theo biên độ di chuyển và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

1.3. Lắc lư sang hai bên

Đứng thẳng, chân dang rộng bằng vai, hai tay buông thẳngDi chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải. Không được nhấc gót và ngón chân lên. Lặp lại 20 lần. Động tác sau đó nâng lên bằng cách tăng tốc độ lắc, lặp lại nhiều lần. Mở mắt sau đó tập với mắt nhắm.

1.4. Dậm chân tại chỗ

Thực hiện động tác dậm chân tại chỗ như người đi hành quân. lặp đi lặp lại.

Bài tập mức độ 2

2.1. Xoay người

 Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông. Xoay người nửa vòng tròn sang trái, dừng 10 giây, sau đó xoay trở lại bên phải, dừng 10 giây và động tác lặp lại. Nếu thấy chóng mặt thì nghỉ ở tư thế đó đến hết chóng mặt thì lặp lại.

2.2. Cử động đầu

Đứng thẳng tư thế thoải mái, hai tay buông. Gập đầu ra trước lên xuống 10 lần. Nghiêng đầu sang hai bên trái - phải 10 lần. Xoay đầu sang trái-phải 10 lần.

2.3. Đi bộ

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, tiếp tục đi như vậy.

- Bước nhanh tới phía trước 5 bước, dừng đột ngột. Bước lui nhanh 5 bước, dừng đột ngột. Nghỉ 10 giây, lặp lại động tác.

2.4: Đi bộ kết hợp động tác

- Đi bộ, vừa đi vừa xoay đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa nghiêng đầu sang trái rồi sang phải

- Đi bộ, vừa đi vừa gật đầu lên xuống

- Đi bằng ngón chân và bằng gót chân với mắt nhắm.

- Đi nối gót với mắt mở và nhắm.

Khoảng cách các động tác đi bộ tuỳ theo sự chịu đựng của mỗi người, ban đầu có thể chóng mặt, nên nghỉ cho hết rồi lặp lại. Khoảng cách đi tăng dần.

3. Các bài tập hỗ trợ

3.1. Bài tập của Brandt-Daroff:

Ngồi, thẳng lưng. Nằm thẳng ra với đầu ở tư thế nghiêng 45 độ. Giữ như vậy trong 30 giây rồi ngồi dậy. Động tác thực hiện trở lại, lần này đầu xoay sang bên đối diện. Lặp lại 5 lần.

3.2. Lăn người.

Nằm thẳng, hai tay thẳng lên trên đầu. Lăn người qua trái, rồi qua phải. lăp lại 5 lần.

3.3 Gập người trong tư thế ngồi:

Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi ra trước. Cúi đầu xuống cho mũi chạm đầu gối bên trái, ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống cho chạm đầu gối phải. Lặp lại 5 lần.

3.4 Gập người trong tư thế đứng:

Đứng thẳng, cố gập người xuống nhặt đồ vật ở trước mặt. Lặp lại động tác 5 lần.

4. Các bài tập với mắt

- Di chuyển tròng mắt từ chậm đến nhanh dần theo các hướng: lên-xuống, sang hai bên, xoay vòng tròn.

- Động tác này tập với tư thế ngồi, đứng và đi.

- Tập nhìn cố định một vật để ở phía trước cách mắt một sải tay.

- Đứng lên ngồi xuống với mắt mở 5 lần rồi mắt nhắm 5 lần.

- Tung trái banh nhỏ từ tay nọ sang tay kia ở ngang tầm mắt.

Trên đây là những bài tập rất đơn giản, căn bản nhưng hiệu quả giúp bạn thích nghi được với các động tác xoay hoặc có liên quan đến cử động đầu nhiều, gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình. Các bài tập được nâng dần lên về số lượng và thời gian tập. Ban đầu bạn thấy chóng mặt nhiều, nhưng sau đó sẽ quen.

Khi tập luyện thấy chóng mặt và mệt mỏi tức là hệ thống thăng bằng của bạn đang được thử thách. Chỉ có thử thách là cách tốt nhất để tăng cường sức chịu đựng. Bài tập này dĩ nhiên là hoàn toàn có ích cho những người bị hội chứng Tiền đình do tư thế lành tính hoặc luyện tập để thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi tư thế hoặc di chuyển đầu như đi tàu xe./.

 

7 nhận xét:

  1. * Bài: BIỆN PHÁP CHỮA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH HIỆU QUẢ NHẤT
    của Em Lê Diễm rất hữu ích cho sức khỏe mọi người...
    * * Anh Sâm cảm ơn và chúc Em cùng các bạn vui khỏe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diễm cám ơn Anh Sâm đã cung cấp tư liệu bài viết này cho em...Em mong rằng bài viết sẽ giúp mọi người phòng ngừa được chứng bệnh trên....Diễm xin trao tem vàng cho Anh Sâm nhé!....hiiiiiiii..hiiiiiiii...hiiiiiii.....

      Xóa
  2. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của chúng ta, nếu nhận biết sớm triệu chứng của nó và kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như tập thể dục phù hợp hoặc điều trị sớm sẽ giúp chúng ta cải thiện tình trạng của căn bệnh này bạn nhỉ. Buổi chiều vui Diễm nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GH có lời bình hay, ý nghĩa xác thực....Diễm cám ơn bạn GH đến chia sẽ cùng....chúc bạn luôn có sức khỏe dồi dào....

      Xóa
  3. Hi hi hi, không biết anh đã rối loại tiền đình chưa, mà cũng cảm thấy hoa hoa con mắt rồi đấy, Lê Diễm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiiiiiiiiii......Tuy bài viết dài nhưng anh Kiên chịu khó đọc tí anh nhé!...Đây bài viết em thấy rất hữa ích để điều trị và ngăn ngừa được bệnh ...Diễm chúc anh luôn vui.

      Xóa