Trồng cây xanh quanh nhà vốn là việc rất tốt vì vừa
mang lại bóng mát vừa có tác dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy. Hơn nữa, nếu
biết lựa chọn loại cây xanh thích hợp, bạn có thể giúp rắn tránh xa nhà mình.
Nói
đến lợi ích của cây xanh, nhiều người lại nhắc về khả năng dụ hoặc xua đuổi
rắn. Hầu như, vùng miền nào cũng có “lời đồn” về các thực vật có khả năng trên.
Dù vậy, theo lương y Công Đức, chỉ một số loại cây mới có thể dụ hoặc xua đuổi
rắn. Cây xua rắn đương nhiên sẽ rất có lợi, thế nhưng, nếu thiếu hiểu biết,
trồng phải những cây có khả năng dụ rắn vào nhà thì rất nguy hiểm.
Việt
Nam có khoảng 145 loài rắn. Trong đó có 31 loài rắn độc (18 loài trên cạn, 13
loài ở biển). Khi cắn, Nọc độc sẽ theo ống rỗng trong răng độc truyền sang
người. Răng độc có thể bị gãy nhưng sẽ mọc lại sau một khoảng thời gian.
“KHẮC TINH” CỦA RẮN
1. Cây Nén
Thuộc
họ hành, thường được gọi là hành tăm, hành trắng. Đây là một loại gia vị đặc
biệt vì tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc
tỏi nên khi ngửi được mùi từ xa là các loài rắn đã tìm cách lẩn tránh và không
dám đến gần. Vì vậy, người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà
để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà. Theo lương y Nguyễn Công Đức, nếu muốn
dùng nén “đuổi” rắn thì nên trồng thành hàng liên tục bao quanh nhà, hàng rào
hay trồng trong các chậu cây đặt trước nhà. Khi ngửi được mùi của cây nén, rắn
sẽ chuyển hướng bò sang nơi khác.
2. Hoa Lan Tỏi
Hoa
lan tỏi còn được gọi với những cái tên quen thuộc là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh
hồng, hoa bâng khuâng… Đây là một loại cây có thân leo, hoa màu tím, thường
được trồng trên cổng nhà. Chúng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt,
chống rôm sảy... nên là một vị thuốc an thần tốt, giúp bổ thận, bớt đi tiểu
đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng... Vì lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng
hơn cả tỏi nên mới được đặt tên là lan tỏi. Và cũng nhờ có mùi cay nồng khó
chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa những khu vực có trồng cây này.
3. Sắn Dây
Sắn
dây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nó còn
gọi là cát căn, cam cát căn, phấn cát căn, củ sắn dây, bạch cát… Nhựa tiết ra
từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa.
“BẠN” CỦA RẮN
1. Bạch Hoa Xà
Thiệt Thảo
Còn
được gọi là cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo... Đây
là loại cỏ mọc bò ở những nơi ẩm, ưa mát, sống quanh năm. Chúng có mặt ở ba
miền, thường thấy ở bên vệ đường, mọc hoang nơi đất ẩm ướt. Lá cây có hình mác
thuôn, dài khoảng 1,5 - 3,5cm, rộng 1 - 2mm, nhọn ở đầu, dai, gần như không có
cuống, lá có khía răng cưa ở đỉnh. Đến mùa, hoa nở trắng xóa. Hoa nhỏ có đài
hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Người dân thường gọi loài cây này là cỏ lưỡi
rắn trắng vì rắn rất thích ở gần loài cây này, ở đâu có chúng là ở đó có rắn.
2. Bạch Hoa Xà
Cây
này còn có tên gọi khác là đuôi công hoa trắng, cây lá đinh, bạch tuyết hoa.
Bạch hoa xà thuộc họ đuôi công, sống ở nơi ẩm mát. Cây cao khoảng 0,3 - 0,6m,
thân xù xì. Lá mọc so le, hình trái xoan. Hoa có màu trắng, mọc ở ngọn và nách
lá. Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào tháng 5, 6. Cây này có thể trồng bằng
một đoạn cành hoặc phần thân ở gần gốc. Nó phát triển tốt ở nơi ẩm mát, đất tơi
xốp, có nhiều mùn. Tuy là cây có mùi hương thu hút rắn nhưng theo lương y Công
Đức, trong Đông y, loài cây này là dược liệu quý được dùng để chữa viêm da, sỏi
mật, viêm gan, ung thư hay làm sáng mắt.
3. Sa Nhân Tím
Sa
nhân cao 1,5 - 2,5m, quả hình cầu, mặt ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, có vị
ngọt nên thường là thức ăn của loài chuột, sóc, nhím… Trong khi đó, rắn lại rất
thích ăn chuột. Vì vậy, mùa sa nhân tím kết trái cũng là lúc rắn tìm về những nơi
có cây sa nhân tím để săn mồi. Do đó, nó được xem là một loài thực vật “dụ”
rắn. Sa nhân tím ưa ẩm, chịu bóng mát, thường mọc thành đám ở ven rừng, nhiều
nhất là theo hành lang các khe suối. Vì vậy, khi đi rừng, người dân nên cẩn
trọng, chớ đi gần khu vực có nhiều sa nhân vào mùa cây này kết trái.
TRỊ RẮN CẮN BẰNG ĐU ĐỦ NON
Rắn
là loài động vật săn mồi từ khi trời chập choạng tối đến sáng hôm sau. Vì vậy,
hàm lượng và độ độc của nọc rắn lúc này sẽ nhiều hơn thông thường. Nếu bị rắn
cắn vào thời điểm này, nạn nhân sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn. Theo kinh nghiệm
Đông y, có thể dùng trái đu đủ non để sơ cứu tại chỗ vết rắn cắn nhằm giữ tính
mạng cho nạn nhân. Cách thực hiện như sau:
-
Thắt garo cách vết rắn cắn 5 - 10cm về tim, xiết vừa đủ chặt. Cứ 20 phút lại
nới nhanh về phía tim khoảng 5cm.
-
Nặn máu độc ra cho đến khi hết.
-
Dùng dao đâm vào trái đu đủ non (cỡ bằng một nắm tay).
-
Lấy bông gòn thấm mủ đu đủ rồi đắp lên vết thương do rắn cắn.
-
Có thể dùng garo định vị miếng bông gòn trên vết cắn.
-
Bổ nhỏ trái đu đủ (lấy cả vỏ lẫn hạt), giã nát.
- Thêm
1 chén nước vào, khuấy đều.
-
Vắt lấy nước rồi cho người bị rắn cắn uống. Cứ 15 phút uống một lần. Mỗi lần 3
muỗng canh, cho đến khi muốn đi đại tiện.
-
Sau đó, chuyển bệnh nhân đến các trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để tiếp tục
chữa trị.
Thuốc
Đuổi Rắn
Ngoài
việc sử dụng cây xanh, nếu muốn xua đuổi rắn ra khỏi khu vực sinh sống, hoặc để
rắn không lại gần mình, người dân có thể chế thuốc để đuổi rắn bằng cách lấy 10
củ nén giã nhỏ trộn với 5g hùng hoàng hoặc dùng 1 củ tỏi, 10 nhánh hành hương
và một ít thuốc lá sợi, giã nhỏ, đựng vào một túi vải, đeo bên mình. Mùi dược
liệu bốc ra sẽ làm rắn tránh xa.
THEO DƯỢC SĨ
ĐỖ HUY BÍCH
Quan Niệm Sai Lầm
Một
số người cho rằng cây sả, cây lưỡi hổ cũng có tác dụng xua đuổi rắn. Tuy nhiên,
theo lương y Công Đức, cây sả chỉ là một loại gia vị thường dùng để làm tăng
thêm sự hấp dẫn cho các món ăn làm từ rắn chứ không hề có chức năng đuổi rắn.
Còn cây lưỡi hổ (còn gọi là cây lưỡi cọp vằn, hổ thiệt vằn, hổ vĩ) không có tác
dụng đuổi rắn. Vì loài cây này không tiết ra tinh dầu hoặc chất gì có thể làm
rắn sợ mà tránh xa cả./.
CÂY XANH ĐUỔI RẮN và TRÁI ĐU ĐỦ NON trị được rắn cắn...
Trả lờiXóa* Anh Sâm cảm ơn Em Lê Diễm về thông điệp quý này...
Diễm xin trao tem vàng cho Anh Sâm...Em đã đăng bài này cách đây 1 năm mà chẳng ai biết giá trị của bài viết này!....Anh thật xứng đáng nhận phần thưởng cao quý này....
XóaAnh Sâm mừng lắm luôn...! Thank !
Trả lờiXóaDiễm mong rằng Anh Sâm sẽ nhận được nhiều tem vàng nữa đó......chúc Anh luôn vui.
XóaTài liệu quý báu này đã cứu sống nhiều người
Trả lờiXóavà cứu sống Anh - nhất là trong mùa mưa này...
* * * Anh Sâm nhớ ơn Em Lê Diễm rất nhiều...!
Chỉ có anh Hồng Sâm là biết là giá trị của bài viết này!...Anh là người có trí tuệ, sáng suốt nhận ra chân thật của bài viết trên....
Xóa***Lê Diễm luôn nhớ Anh Hồng Sâm không kém Anh...!
* * * HỒNG SÂM copy từ nguồn của cháu Yen Le: TIN ĐỒN VỀ RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ !
Trả lờiXóaRắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục, có mình màu xanh, đuôi màu nâu đỏ, chiều dài khoảng 60cm, cân nặng trung bình khoảng 300gram. Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thị lực rất yếu.
Hiện nay có một số người cho rằng người Trung Quốc đã thả loại rắn này ở Cần Thơ,Vĩnh Long,và TPHCM....
khoãng 2 tháng trở lại đây thì có liên tiếp nhiều người bị loại rắn lục đuôi đỏ cắn....
nơi phát hiện loại rắn này là ở TP Cần Thơ:Đang ngủ, nữ sinh ở Cần Thơ bị rắn lục bò vào màn cắn và được đưa vào bệnh viện tiêm thuốc khẩn cấp. Trong một tháng, người dân đã đập chết hơn chục con rắn lục đuôi đỏ to bằng ngón tay,......
tiếp đến là phát hiện ở Vĩnh Long..
Tại chợ xã Trung Hiếu (Vũng Liêm, Vĩnh Long), đang rộ lên tin đồn là Trung Quốc mướn người đi thả rắn lục (đuôi đỏ) để đi cắn người, gây xôn xao trong dân chúng. Cụ thể là tin đồn ở xã Xuân Hiệp (Trà Ôn) có 2 tên mang 2 bao đựng đầy rắn lục đuôi đỏ đi thả vào nhà dân, dân chúng vây bắt được 1 tên, còn 1 tên chạy thoát,...
“Khoảng tháng nay, bà con ở đây bị rắn lục đuôi đỏ tấn công liên tục. Có người đập được 5- 6 con chỉ trong 1 đống củi. Đáng sợ nhất là mấy ngày nay có mấy thằng choai choai ở đây bắt được 5 con rắn lục đuôi đỏ hầm sả nhậu”.
cuối cùng là ở TPHCM....
Nạn nhân 13 tháng tuổi ở Bình Chánh, TP HCM lập tức được chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1
Mẹ của bé cho biết, khoảng 21h, bé đang ngủ trên giường trong lúc trời mưa to thì bỗng khóc thét. "Tôi chạy vào xem thì thấy một con rắn lục cắn bé ở bàn tay phải, chảy máu đầm đìa".
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, căn cứ vào xác rắn bị người nhà bệnh nhi đập chết, các bác sĩ xác nhận đây là rắn lục xanh đuôi đỏ, một loại rắn độc. Bé có biểu hiện rối loạn đông máu nặng, sưng bầm chảy máu vết thương rắn cắn, lan rộng xung quanh lên trên cánh tay nên được truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng khoa Hồi sức sức cấp cứu tích cực và chống độc, tình trạng của bé vẫn không cải thiện sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn. "Vết thương sưng bầm tiếp tục lan lên đến vai phải, xét nghiệm máu thấy bị rối loạn đông máu nặng nên chúng tôi truyền tiếp liều huyết thanh kháng nọc rắn lục tre đặc hiệu liều 2".
Kết quả sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé mới dần ổn định, bớt sưng, bớt đau, hết chảy máu. Đây là trường hợp thứ 2 trong tháng bị rắn bò vào nhà cắn. Trường hợp đầu tiên là một bé trai nhà ở quận 12, đang nằm ngủ thì bị rắn cắn ở chân.,,,,,
_các bạn thấy đấy" rắn lục đuôi đỏ" là một loại rắn vô cùng độc nên các bạn hãy chia sẽ thông tin này cho nhiều người khác để đề phòng loại rắn độc hại này....( sưu tầm )
Nhờ bài viết sưu tầm này của Anh Hồng Sâm, mà người dân chúng ta có thể phòng "RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ" cắn...Giận thay cho kẻ hám tiền đi hại lại dân mình!!!....Đây là một hành động ác độc và thâm hiểm của Trung Quốc nhằm muốn giết chết dân tộc VN. Xin mọi người hãy thận trọng với "RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ"...!!!....
Xóa