Nếu
dịp lễ này bạn chọn Sài Gòn là điểm đến, nếu lễ này bạn không đi du lịch và ở
lại Sài Gòn, hãy dành ra vài ngày để tận hưởng một Sài Gòn trọn vẹn cả cảnh sắc
và nhiều nét ẩm thực thú vị.
ỐC
Đến
Sài Gòn nhất định phải tìm ăn ốc
Dù ở quận nào, mặt đường lớn hay hẻm sâu hun hút, không khó khăn
để thực khách tìm cho mình một quán ốc lai rai. Chắc có lẽ không nơi đâu quán ốc, các món ốc lại đa dạng và
tuyệt vời như ở Sài Gòn. Bất kể bạn là ai, khi đến quán ốc, cũng đều có thể tìm
cho mình được món phù hợp. Từ ốc móng tay, óc hương, ốc nhung, sò long, sò
huyết, sò điệp, hàu… cho đến “đồ hiếm” như ốc giấm, ốc vú nàng, ốc ngựa… đều
xuất hiện trong menu của các quán.
Cách chế biến ốc cũng phong phú và hấp dẫn, nào hấp, luộc, nào
xào, chiên, nào nướng, nào cháy tỏi, đút lò kết hợp với rau muống, tỏi, me… Món
nào cũng thơm lừng khó cưỡng và mang vị đặc trưng của riêng nơi này. Tùy theo
quán, theo món mà các loại nước chấm khác nhau, nhưng rau răm, tắc, muối tiêu
thì quán nào cũng phục vụ kèm. Các con đường ốc phải kể đến như Thành Thái (Q.10), Vĩnh Khánh
(Q.4), khu bờ kè.
CƠM TẤM
Cơm
tấm là món không thể không ăn khi ghé Sài Gòn
cũng như người Sài Gòn bao năm qua vẫn không ngán món này
cũng như người Sài Gòn bao năm qua vẫn không ngán món này
Thứ “cơm nhà nghèo” của ngày xưa dần trở thành món đặc sản của
miền Nam. Cơm tấm có sự kết hợp hài hòa giữa những hạt cơm nhỏ, màu trắng, rời,
khô và các món cơ bản thông dụng như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp la, bì và
nhiều món khác. Được ưa thích nhất là cơm tấm sườn với miếng sườn heo phải được
ướp đúng gia vị, khi ăn vừa có độ dai nhưng phải chín toàn diện, tỏa hương thơm
ngào ngạt quyến rũ.
Phía trên đĩa cơm được rưới một chút mỡ hành cho cơm tấm có độ
béo đặc trưng. Đồ chua thường làm từ đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa leo, đôi khi là
cà chua giúp cơm tấm có vị chua ngọt. Tất cả đi kèm thứ nước mắm ngọt dường như
chỉ hợp với cơm tấm mà thôi. Mắm ấy đơn giản lắm, gồm mắm pha với nước lọc,
thêm đường, chút ớt xay là ngon. Đặc biệt, cơm tấm dọn ra trên đĩa, dùng muỗng
và nĩa để ăn.
Cơm tấm ngon ở Sài Gòn rất nhiều nhưng muốn ăn “đúng chất”
thì bạn nên ghé Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận), cơm tấm khuya chợ Tân Định,
An Dương Vương (Q.5), và một số hệ thống như Thuận Kiều, Mộc.
HỦ TÍU
Tùy từng loại mà các phụ liệu trong hủ tíu khác
nhau, khiến cho vị của chúng cũng khác nhau
Ẩm
thực Sài Gòn
mang trong nó một danh sách dài các loại hủ tíu: hủ tíu Sa Đéc, hủ tíu Mỹ Tho,
hủ tíu bò viên, hủ tíu Tàu... Được ưa thích và phổ biến nhất là hủ tíu Nam Vang
và “hủ tíu gõ”.
Hủ tíu Nam Vang, có nguồn gốc từ Campuchia nhưng được chế biến
theo phong vị Hoa, biến đổi phù hợp với Sài Gòn. Các quán hủ tíu Nam Vang nổi tiếng
ở Sài Gòn tọa lạc trên đường Kỳ Đồng, Võ Văn Tần, Nguyễn Thượng Hiền (Q.3)
Còn hủ tíu gõ có giá bình dân hơn. Khắp các ngõ, hẻm, con đường
đều dễ dàng tìm thấy xe hủ tíu nghi ngút khói, nhất là lúc chiều về. Hủ tíu gõ
giản dị mà vẫn luôn đông khách với hương vị nhẹ nhàng và không kém phần thơm
ngon. Sợi hủ tíu dai, nước lèo ngọt, thanh, ăn với giá sống, hẹ, tóp mỡ, hành
phi với thịt, bò viên, giò… hấp dẫn. Trước khi ăn có thể cho vào ít xì dầu,
tiêu, chanh, ớt, tỏi, tương ớt tùy khẩu vị. Đặc biệt, khó có món ăn nào mà thịt
lại được cắt mỏng như món hủ tíu gõ này.
BÒ BÍA, GỎI CUỐN
Bò bía và gỏi cuốn tương đối giống nhau về hình dáng nhưng
nguyên liệu thì có sai khác. Bò bía có nhân cuốn là củ sắn luộc, lạp xưởng, tôm
khô, salad. Nó được dùng chung với tương đen xay, bỏ chút ớt, đồ chua, đậu
phọng, hành phi, tạo ra mùi vị khá đặc biệt.
Trong khi đó, gỏi cuốn có đầy đủ rau sống, rau thơm, bún, tôm,
thịt ba chỉ, dễ ăn và thân thiện hơn bò bía. Nước chấm gỏi cuốn là điểm thu hút
và thể hiện “đẳng cấp” của từng quán. Chỉ với 2 loại: nước tương đen và mắm nêm
nhưng do cách pha chế và tay nghề khác nhau mà có chỗ khách “ăn hoài không
ngán” nhưng có chỗ chỉ chừng 1 – 2 cuốn là khách bỏ đi. Với các nguyên liệu đa
dạng kết hợp một cách tuyệt vời, đánh thức ngũ vị khiến gỏi cuốn phù hợp với
nhiều người, nhiều lứa tuổi, đáng để thử.
Gỏi cuốn bình dân được bày bán rộng rãi ở khắp các hàng rong,
quán cóc, chợ và cả siêu thị… nhưng có nhiều trên đường Vạn Kiếp (Q.Bình Thạnh)
với giá chỉ từ 2.500 đồng/cuốn. Món bò bía thì tập trung bán nhiều nhất trên
đường An Dương Vương, gần đại học Sư Phạm (Q.5).
LẨU
Hãy chọn lẩu cá kèo hoặc lẩu dê để thấy hương vị
miền Nam đậm đà và đặc trưng
Sài Gòn nắng nóng, tưởng là không hợp
với lẩu nhưng thật ra, người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm và đó luôn là món được
chọn trong các buổi họp mặt hay tiệc tùng. Sài Gòn có đủ loại lẩu: mắm, cá, lẩu
Thái, lẩu nấm… Mỗi loại lẩu có hương, vị khác nhau song đều mang đến những trải
nghiệm thú vị, nhất là lẩu cá kèo và lẩu dê.
Lẩu cá kèo mang hương vị miền Nam đặc
trưng và hương thơm khó quên. Cá kèo chín, ăn cả con, thịt có vị ngọt bùi, thấm
thêm vị chua chua chát chát của lá dang, chấm thêm vị mặn của nước mắm ớt tươi
cay nồng, thỉnh thoảng nghe đắng ở đầu lưỡi vì mật cá mới tròn vị. Thực khách
chan nước lẩu đang sôi vào chén bún, thêm chút mắm, vừa thổi vừa ăn, vừa hít hà
cái vị tổng hòa chua cay mặn ngọt thật dễ gây nghiện. Các loại rau ăn kèm:
chuối, rau nhút, rau đắng… cũng ngon không kém tạo thêm nét riêng cho
loại lẩu này. Lẩu cá kèo ngon ở Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thị Diệu, Sư Thiện Chiếu
(Q.3).
Lẩu dê được đánh giá là ngon phải thơm
và còn thoang thoảng mùi hăng của dê. Ăn lẩu dê không thể thiếu cải bẹ xanh,
tần ô và lá tía tô. Ngoài ra, các nguyên liệu đi kèm như đậu hũ, tàu hũ ky,
khoai môn cũng góp phần tạo nên hương vị đặc biệt của lẩu. Cũng khó có
loại nước chấm nào thay thế được chao trong món này. Bởi vị béo, độ mặn và mùi
đặc trưng của chao hợp một cách tuyệt vời với thịt dê, làm cho vị ngọt của thịt
càng tăng lên. Những người “sành” thường tới lẩu dê Trương Ðịnh, Nguyễn Công
Trứ (Q.1), quán ở góc Ngô Quyền - Lý Thái Tổ (Q.10)
Ẩm thực Sài Gòn còn rất rất nhiều món
ngon khác đang chờ bạn khám phá, nào là phá lấu, các loại bún, bột chiên, bánh
tráng trộn, gỏi khô bò… Món nào cũng làm cho thực khách ngây ngất và khó mà
quên được. Trong mấy ngày nghỉ lễ, hãy tranh thử thời gian để thưởng thức những
món mà bạn ưu tiên lựa chọn nhé!.
Ghé thăm em , chúc em ngày nghỉ lể nhiều niềm vui nhé,[img]http://i1075.photobucket.com/albums/w440/tranhoangman/y-nghia-cua-cac-loai-hoa-bang-lang-tim_zps43791054.jpg[/img]
Trả lờiXóaChao chi Man...cam on chi da tang hoa cho em...va em cung chi ngay Le that vui ve nhe...
XóaGhé thăm LD thưởng thức đặc sản. Sài gòn ngày lễ có vui không? Chúc LD ngày nghỉ thật thoải mái vui tươi
Trả lờiXóa[/img]http://d.f5.photo.zdn.vn/upload/original/2011/04/03/11/50/1301806222159669110_574_574.jpg[/img]
Lau lam roi Diem khong thay anh ghe tham ngoi nha cua em.....anh Duc khoe khong?....anh Duc cu tu nhien thuong thuc nhung mon ngon nay nhe....:D
XóaXin chào!Nhiều món quá,bạn có định mời mình không nào,đến muộn rồi phải không bạn?Vẫn an vui ngày sau lễ nhé người bạn mới!
Trả lờiXóaCam ban Ly Duc...van con duoc chua muon lam dau...xin ban tu nhien thuong thuc nhung mon ngon nay nhe....chuc ban vui....
XóaĐây có phải là Lê Diễm bên Yahoo ko nhỉ? Như vậy lâu ngày gặp lại "chiên da" ẩm thực! Xin chúc luôn vui và đẹp mãi!
Trả lờiXóaDa dung roi anh Nhat Nguyen a!...Ben yahoo HK em co 1 cai...rat vui gap lai anh....chuc anh luon vui anh nhe....
Xóangon qua ha le Diem oi.....
Trả lờiXóaDiem xin moi anh Giang Huong thuong thuc a!...hom nay lai duoc anh den tham...
XóaThú vị lắm những món ăn dân giả, vừa túi tiền giới bình dân!
Trả lờiXóaBạn Thiện Mỹ có lời bình Diễm tâm đắc như bạn vậy....chúc chủ nhật vui vẻ bạn nhé....
XóaNgon quá! Mình thấy bên này cũng có mấy món ngon bạn xem thêm các món ăn ngon ở sài gòn
Trả lờiXóaDiễm cám ơn Dũng Hoàng đã cho địa chỉ ...chủ nhật tối vui bạn nhé.....
Xóa