Đau nửa đầu là chứng
bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng lao động.
Đau nửa đầu có nhiều dạng. Có thể bị đau nhiều ở một bên hoặc cả hai bên đầu, ở vùng thái dương. Đau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi cơn đau kéo dài vài ba ngày. Cơn đau đầu có khi giật giật giống như nhịp đập của mạch máu. Mức độ và tần số đau nửa đầu không giống nhau ở mỗi một người. Kèm theo có thể có buồn nôn, nôn, chóng mặt, cứng gáy, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ và rối loạn giấc ngủ.
Một nghiên cứu gần
đây cho thấy, những người bị chứng đau nửa đầu có thể tăng gấp đôi nguy cơ đau
tim, cũng như các bệnh tim mạch khác như đột quỵ và cao huyết áp. Vì vậy, bạn đừng
đánh giá thấp chứng đau nửa đầu.
Trên thực tế, có
nhiều phương pháp mà bạn có thể áp dụng nhằm giúp giảm chứng đau nửa đầu.
Nghiên cứu cho thấy, ngoài việc sử dụng thuốc, để giảm chứng đau nửa đầu, bạn
có thể luyện tập chạy xe đạp hoặc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm dưới
đây.
BÔNG CẢI XANH VÀ CẢI BÓ XÔI
Các chuyên gia cho
biết, tình trạng thiếu hụt magiê thường là thủ phạm gây nên chứng căng cơ và
đau nửa đầu, đặc biệt đối với chị em phụ nữ trước thời điểm hành kinh. Để khắc
phục vấn đề này, bạn nên tiêu thụ bông cải xanh và cải bó xôi – hai loại rau
xanh được đánh giá là nguồn giàu magiê và các khoáng chất.
SỮA CHUA
Hàm lượng vitamin
B chứa trong sữa lên men có tác dụng tăng cường một số chức năng cơ thể, chẳng
hạn như gia tăng quá trình tăng trưởng và phân chia tế bào. Vitamin B được biết
đến như riboflavin trong sữa chua, có thể giúp cơ thể tăng nguồn năng lượng dự
trữ và giảm chứng đau nửa đầu.
CÁ
Là một thực phẩm
phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, cá rất tốt cho tim, ăn cá có thể giúp làm giảm
chứng đau nửa đầu. Cá chứa nhiều các loại chất béo omega 3 EPA và DHA. Nghiên cứu
của các nhà khoa học cho thấy, viên bổ sung dầu cá có thể làm giảm tần suất và
mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.
TRỨNG
Hàm lượng protein
trong trứng có thể giúp giảm mức glucose trong máu, đồng thời cung cấp năng lượng
cho cơ thể để tiến hành các hoạt động trong ngày mà không bị đau đầu. Các
chuyên gia khuyên bạn đưa trứng vào thực đơn buổi sáng để giảm bớt chứng đau nửa
đầu trong ngày.
SỮA ÍT BÉO
Loại thức uống
giàu canxi này được chứng minh có tác dụng giúp giảm tình trạng căng thẳng của
các mạch máu, vốn là tác nhân gây ảnh hưởng tới việc truyền xung động thần kinh
của não. Theo các chuyên gia, khi quá trình lưu thông máu bị gián đoạn có thể dẫn
đến chứng nhức đầu nghiêm trọng và cảm giác hồi hộp.
GỪNG
Gừng có chứa nhiều
hợp chất có tác dụng như thuốc kháng viêm. Gừng có thể ngăn chặn những chất gây
viêm gọi là prostaglandin. Nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm cảm giác
buồn nôn vốn thường đi kèm chứng đau nửa đầu. Do vậy, khi bị đau nửa đầu bạn
hãy hòa một muỗng bột gừng trong một cốc sữa ấm, cơn đau nửa đầu của bạn sẽ giảm
dần. Nếu hay bị đau nửa đầu, bạn có thể mang theo ít kẹo gừng trong túi.
CÀ PHÊ
Nhiều người nghĩ rằng
cà phê có thể khiến bạn đau đầu, nhưng thực ra nó có thể làm giảm chứng đau nửa
đầu. Hàm lượng acetaminophen và aspirin trong caffeine có thể làm co những mạch
máu bi sưng trong não. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn có thể uống một cốc cà
phê khi bất chợt xuất hiện cơn đau nửa đầu.
NGŨ CỐC, HẠT KHÔ
Ngũ cốc, các loại
hạt khô (bí đỏ, hạnh nhân) là những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất magiê. Các
nhà khoa học trên thế giới cho rằng, lượng chất magiê trong cơ thể thấp sẽ rất
dễ gây nên hiện tượng đau nửa đầu. Phụ nữ nên tiêu thụ từ 310 - 320 mg magiê mỗi
ngày, còn đối với nam giới là 400 - 420 mg magiê. Ngoài ra, bạn cần tiêu thụ từ
400 – 700 mg magiê để phòng ngừa chứng đau nửa đầu nếu cơ thể bạn thiếu magiê
trầm trọng.
- Nên tránh những
tiếng la hét, tiếng ồn quá lớn. Tránh sự kích thích, phấn khích vì có thể
là nguyên nhân kích thích chứng đau nửa đầu.
- Ngủ đủ giấc, ngủ
đúng giờ, thức dậy đúng giờ, ăn uống, làm việc đều đặn giúp duy trì sức khỏe, hạn
chế những cơn đau nửa đầu.
- Nên uống nước
thường xuyên,
ăn các đồ ăn nhẹ dễ tiêu hóa. Những người bị đau nửa đầu thường xuyên bị mất nước
nên phải bổ sung nước thường thường xuyên.
- Các nhà nghiên cứu
đã chứng minh vai
trò của các món ăn đối với chứng đau nửa đầu. Các chất kích thích như: thuốc
lá, các chất tạo ngọt, rượu, bia chính là nguyên nhân kích thích chứng bệnh đau
nửa đầu. Để hạn chế chứng đau nửa đầu nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và
các đồ ăn dễ tiêu hóa.
- Tập thể dục hàng
ngày là
rất hữu ích cho nhiều người bị đau nửa đầu, đặc biệt là khi tập thể dục vào buổi
sáng. Trong đó yoga là đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đau nửa đầu. Không nên tập
các động tác thể dục quá mạnh vì nó có thể là nguyên nhân kích thích chứng đau
nửa đầu.
- Giảm stress: Đây là một là một
trong những yếu tố lớn nhất liên quan đến chứng đau nửa đầu . Để loại bỏ chứng
đau nửa đầu bạn có thể làm để hạn chế bớt căng thẳng./.
LÀNH BỊNH NHỜ THỰC PHẨM
Trả lờiXóado Em Lê Điểm đăng rất có ích...
Anh Sâm bổ sung thêm:
1) Không nên uống hơn 3 ly cafe'/ 1 ngày
( nhất là Phụ Nữ cần ghi nhớ điều quan trọng này )
2) Không nên ăn gừng vào ban đêm ( cả nam và nữ )
Em cám ơn anh Sâm đã bổ sung thêm vài điều hữu ích này.....Anh Sâm có kiến thức khá rộng nha....em chúc anh buổi tối vui anh nha....
XóaCho em hỏi anh Sâm 1 câu là vì sao không dùng gừng vào ban đêm vậy anh? Mong anh giải thích dùng em nha,,,,
XóaDiễm à ! Anh Sâm đã xem trong tài liệu Y Khoa và thấy có ghi:
XóaDo phản ứng hợp chất gừng ban đêm có chất độc hại cho sức khỏe..
Anh sẽ tìm lại tài liệu đó cho Em xem sau nhé !
Bây giờ thì có tài liệu khác liên quan đến gừng:
Sưu tầm: Trị cảm sốt bằng củ gừng tươi - Nguồn: VnExpress
Nếu nôn mửa, ngậm nhấm nháp một lát gừng tươi sẽ khỏi;
bị kiết lỵ ra máu, dùng củ gừng khô sao cháy
uống với nước cơm trị bệnh hiệu quả.
Dưới đây là một số mẹo dùng gừng để trị bệnh thường gặp như:
- Kiết lỵ ra máu:
Dùng củ gừng khô sao trên lửa cho đến khi gần cháy thành than
rồi đem tán nhỏ hòa với nước cơm hoặc nước cháo,
uống mỗi ngày một ít.
- Đi tiêu chảy: Củ gừng tươi đem sấy khô rồi tán nhỏ,
với nước cơm uống hàng ngày.
- Nôn mửa: Xắt một lát gừng tươi cho vào miệng ngậm
và nhấm nháp cho đến khi hết cảm giác buồn nôn thì thôi.
- Cảm lạnh rét run:
Lấy 10 gr gừng tươi giã nát rồi hòa với nước sôi.
Sau đó lọc lấy nước bỏ bã gừng và cho thêm
10 gr đường trắng, khuấy đều.
Uống hỗn hợp này khi nóng và đắp mền kín cho ra mồ hôi.
- Đối với trường hợp cảm sốt do thời tiết lạnh:
Lấy củ gừng tươi giã nhỏ rồi tẩm rượu, sao cho nóng lên.
Sau đó cho gừng vào một tấm vải cột chặt lại
dùng để xoa lên người đánh gió toàn thân.
- Cảm cúm, sốt, nhức đầu, ho, nghẹt mũi:
Dùng 15 gr gừng tươi, 10 gr hành trắng (hành tây, lấy cả củ, rễ, lá).
Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, còn phần bã cho thêm nước,
đun sôi lên để xông cho ra mồ hôi.
Lưu ý:
Những người tạng nóng thường bị lở miệng,
táo bón, ra mồ hôi thì không nên dùng gừng.
Thông thường chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn
vì dùng thường xuyên sẽ khiến chảy nước mắt sống…. ( Sức Khoẻ & Đời Sống )
Diễm cám ơn anh Sâm đã trả lời câu hỏi của em...anh có nhiều tư liệu bổ sung về bài viế này hay lắm!...chúc anh luôn vui...
Xóa