●❈❈❈● THƯƠNG CHÚC ANH CHỊ CÙNG CÁC BẠN XA GẦN ĐÃ ĐẾN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN HỮU Ý CHO BLOG CỦA LÊ DIỄM ●❈❈❈●

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2023

AI NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN MÓN TRỨNG NGẢI CỨU.



Mặc dù trứng gà ngải cứu là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này. Những người nên ăn trứng gà ngải cứu. Với những trường hợp dưới đây, trứng gà ngải cứu sẽ rất tốt cho sức khỏe của bạn:

1. Người bị ho ra máu
Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị. Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức. Trứng gà rất bổ dưỡng
 2. Người bị mụn nhọt
Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.
 3. Người có chu kì kinh nguyệt không đều
Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.
4. Người bị bệnh dạ dày
Các chất đắng và các thành phần tinh dầu dễ bay hơi có trong ngải cứu khi tiết qua dạ dày của bạn nó trở thành một chất chống viêm dạ dày hiệu quả và cũng là liều thuốc chống giun sán. Tuy nhiên chỉ nên dùng uống trong với liều khoảng 3-5g/ ngày.
Ngải cứu có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Trong đó có món trứng gà rán ngải cứu được nhiều người ưa chuộng. Đây là món ăn và là bài thuốc nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng gà ngải cứu quá cũng không tốt, càng không nên ăn ngày này qua ngày khác. Những người không nên ăn trứng gà ngải cứu.
Tuy nhiên, không phải lúc nào món ăn này cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Nếu bạn đang mắc những bệnh dưới đây, hãy loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn của bạn ngay hôm nay:
Khi kết hợp cùng lá ngải sẽ trở thành món ăn bài thuốc tốt cho 1 số đối tượng
1. Người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải diệp là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính trong ngải cứu. Dùng ngoài, có thể làm cho niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng. Nhưng dùng liều cao có thể dẫn tới phản tác dụng hoặc bị trúng độc với biểu hiện: Ban đầu, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát.
Những triệu trứng này xuất hiện là gan viêm cấp tính: Sau vài ngày, khi dược chất đi vào gan, có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria),…  Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
2. Phụ nữ mang thai
Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu thai kỳ lại tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thải hoặc sinh non.
3. Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Ngải cứu giúp bạn tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng. Do đó người bị rối loạn đường ruột không nên ăn ngải cứu.
Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh viêm gan, đang mang thai hoặc bị rối loạn đường ruột cấp tính thì tuyệt đối không nên ăn món này
Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh.

http://farm10.gox.vn/tinmoi/store/images/thumb/23042014/157/1741955/ai_nen_va_khong_nen_an_mon_trung_ga_ngai_cuu_1.jpg

1 nhận xét: